Những hình ảnh gắn liền với Thủ đô Hà Nội
( vietbao.vn )
Được ví như trái tim của Hà Nội, Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của Thủ đô và của cả nước, nơi Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháp Rùa giữa lòng Hồ Gươm tồn tại suốt chiều dài lịch sử và trở thành biểu tượng linh thiêng trong tâm trí mỗi người Việt Nam, đặc biệt là đối với người Hà Nội.
Sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa đã tạo nên nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Tháp Rùa.
Người dân Hà Nội và du khách thập phương rất thích thú mỗi khi được ghé qua khu vực Hồ Gươm.
Chùa Một Cột - Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ.
Được khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành năm 1911 theo mẫu nhà hát Opera Garnier ở Paris (Pháp) nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn, Nhà hát Lớn Hà Nội (phố Tràng Tiền) giữ vai trò là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Thủ đô, nơi diễn ra những hoạt động biểu diễn nghệ thuật opera, âm nhạc dân gian truyền thống, ballet và các bản giao hưởng quốc tế.
Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.
Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.
Đền Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần có lịch sử 1.500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã trên nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1070. Đây là nơi diễn ra các cuộc thi tuyển chọn nhân tài từ khắp nơi để tìm ra người xuất sắc cho đất nước. Ở Văn Miếu cũng có khu vực dạy học và những bia gắn trên rùa đá ghi danh các học giả, tiến sĩ tài giỏi trong suốt các triều đại phong kiến xưa.
Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắc qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm).
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Năm 1890, chính quyền Pháp bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn (tức cửa phường Đông Hà), là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của tòa thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
Bốt nước Hàng Đậu – một công trình cấp nước sinh hoạt có từ thời Pháp thuộc@@@@@
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét